Nhà cung cấp chuỗi cung ứng dựa trên công nghệ Inteluck thông báo đã huy động thành công 34 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C
SINGAPORE, 24/10/2023 /PRNewswire/ — Inteluck, nhà cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng dựa trên công nghệ tại Đông Nam Á, vui mừng thông báo đã hoàn tất thành công vòng gọi vốn Series C, thu về khoản đầu tư trị giá 34 triệu USD. Vòng gọi vốn này do công ty có quỹ đầu tư tư nhân Navegar hoạt động chủ yếu tại Philippines đứng đầu và có sự tham gia của nhà đầu tư hiện tại East Ventures, một công ty đầu tư mạo hiểm hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Favor Capital cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính độc quyền.
Inteluck, nhà cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng dựa trên công nghệ ở Đông Nam Á, tận dụng công nghệ và dữ liệu để tối ưu hiệu quả hoạt động logistics, từ đó mang lại giá trị cho cả khách hàng và nhà cung cấp.
Được thành lập vào năm 2014 bởi Kevin Zhang, một nhân vật được vinh danh trong danh sách Forbes 30 under 30, Inteluck đã xây dựng nền tảng B2B kỹ thuật số cung cấp các dịch vụ chuỗi cung ứng công nghệ cho các doanh nghiệp, bao gồm vận chuyển toàn bộ hàng hóa bằng xe tải, quản lý kho hàng, giao nhận vận tải quốc tế, phân phối và các giải pháp chuỗi cung ứng tùy chỉnh.
Với trụ sở chính tại Singapore, Inteluck đã có chỗ đứng vững chắc tại Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Với nguồn vốn mới, Inteluck chuẩn bị mở rộng phạm vi hoạt động trong khu vực, tăng cường sự hiện diện và củng cố năng lực của mình.
Ông Zhang mang đến kinh nghiệm phong phu về chuỗi cung ứng hậu cần, công nghệ IoT và ngành công nghiệp B2B xuyên biên giới Đông Nam Á. Hỗ trợ cho khả năng lãnh đạo của Zhang là các thành viên cốt lõi trong nhóm đến từ các công ty hàng đầu, mang lại kiến thức chuyên môn quan trọng cho công ty đang phát triển nhanh chóng này.
Đối với các doanh nghiệp, sản phẩm hàng đầu của Inteluck là giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện, một cửa, cung cấp quyền truy cập vào đội xe gồm hơn 14.000 xe tải giao hàng sẵn sàng phục vụ để hàng theo yêu cầu. Thông qua nền tảng, các doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng phạm vi địa lý của mình trong toàn bộ chuỗi cung ứng, duy trì giám sát lô hàng theo thời gian thực và mở rộng quy mô hoạt động một cách linh hoạt trong những giai đoạn có nhu cầu tăng cao.
Đổi lại, Inteluck về cơ bản sẽ trao quyền cho “xương sống” của ngành vận tải đường bộ chưa được đầu tư phù hợp ở Đông Nam Á – các tài xế xe tải cỡ nhỏ và vừa. Bằng cách đưa họ vào nền tảng của mình, Inteluck không chỉ thúc đẩy nhu cầu cho các chuyến vận chuyển chặng đầu và chặng giữa mà còn cải thiện việc sử dụng đội xe và tạo điều kiện thanh toán nhanh hơn.
Inteluck tự hào được cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng cho hơn 300 doanh nghiệp địa phương và quốc tế nổi tiếng thuộc nhiều ngành công nghiệp, bao gồm viễn thông, hàng tiêu dùng nhanh, sản xuất, thương mại điện tử và chuyển phát nhanh.
Theo ông Zhang giải thích: “Ngành hậu cần tại Đông Nam Á, ước tính trị giá 300 tỷ USD, đang trải qua một bước chuyển mình nổi bật, với các thị trường mới nổi đang phát triển nhanh chóng. Ngày nay, giao hàng không phải yếu tố duy nhất cần xét đến; mà chi phí, chất lượng dịch vụ và danh tiếng của nhà cung cấp cũng đang được quan tâm sâu sắc. Inteluck đang đi đầu trong bước chuyển này, tận dụng dữ liệu và công nghệ để hiện đại hóa dịch vụ hậu cần B2B cho cả hai bên cung và cầu”.
Ông còn nhấn mạnh rằng: “Bằng cách cung cấp cho các doanh nghiệp (bên cầu) quyền truy cập vào nhiều xe tải hơn trên một nền tảng duy nhất, cùng với các lợi thế như điều phối nhanh hơn, thời gian giao hàng được cải thiện và giá cả cạnh tranh, chúng tôi tạo điều kiện cho họ hợp lý hóa các hoạt động và tiết kiệm chi phí đáng kể. Đồng thời, mức sử dụng và lợi nhuận của mạng lưới tài xế xe tải (bên cung) của chúng tôi cũng tăng lên, tạo ra một hệ sinh thái đôi bên cùng có lợi cho tất cả các bên liên quan”.
Nori Poblador, Đối tác quản lý của Navegar, nhận xét: “Trong bối cảnh ngành phát triển nhờ thương mại gia tăng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và sự phát triển của các lĩnh vực truyền thống, Inteluck có vị trí thuận lợi để giải quyết các thách thức hậu cần B2B đặc biệt của Philippines cũng như của các nước láng giềng. Kevin và nhóm của anh được chúng tôi hỗ trợ hoàn toàn trong chương phát triển tiếp theo này”.
“Phương pháp tiếp cận sáng tạo của Inteluck hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn của chúng tôi về việc thúc đẩy những đổi mới mang lại năng suất và hiệu quả thông qua các giải pháp công nghệ. Họ tận dụng công nghệ tiên tiến và nền tảng dữ liệu để cách mạng hóa hệ sinh thái chuỗi cung ứng và mang lại tác động tích cực cho cả nhà cung cấp và khách hàng trong khu vực. Chứng kiến năng lực và sự tăng trưởng ổn định của nhóm, chúng tôi rất vui mừng được tiếp tục hỗ trợ Inteluck bằng cách tăng cường đầu tư hơn nữa”, trích lời Roderick Purwana, Đối tác quản lý tại East Ventures.
Giới thiệu về Navegar
Navegar là một công ty có quỹ đầu tư tư nhân với trụ sở tại Manila chuyên đầu tư vốn và cung cấp trợ giúp chuyên môn cho các công ty Philippines đang phát triển nhanh, giúp họ mở rộng quy mô và thành công trong những môi trường phức tạp thay đổi liên tục. Được thành lập vào năm 2013, công ty này quản lý tài sản trị giá hơn 300 triệu USD và nắm giữ cổ phần đáng kể trong nhiều công ty, chẳng hạn như TaskUs (NASDAQ: TASK), Intellicare, The Bistro Group, Royale Cold Storage, Great Deal E-commerce Corp. và Dali Discount AG. Công ty có sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư toàn cầu, bao gồm các công ty dịch vụ tài chính lớn và các tổ chức tài chính phát triển. Để tìm hiểu thêm về Navegar, vui lòng truy cập www.navegar.com.ph.
Giới thiệu về East Ventures
East Ventures là công ty đầu tư mạo hiểm tiên phong, dẫn đầu trong đa ngành. Được thành lập vào năm 2009, East Ventures đã chuyển đổi thành một nền tảng toàn diện cung cấp đầu tư theo nhiều giai đoạn, từ giai đoạn Hạt giống đến giai đoạn Phát triển, cho hơn 300 công ty công nghệ trên khắp Đông Nam Á. East Ventures được Preqin vinh danh là quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động ổn định nhất trên toàn cầu và được nhiều phương tiện truyền thông khen ngợi là quỹ đầu tư tích cực nhất ở Đông Nam Á nói chung và Indonesia nói riêng. Hơn nữa, East Ventures là công ty đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở Indonesia ký kết Nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm (PRI) do Liên hợp quốc (LHQ) hỗ trợ.